Quản trị doanh nghiệp là gì? 4 chức năng chính của quản trị doanh nghiệp
- pmseduvn
- 16 thg 1, 2024
- 3 phút đọc
Quản trị doanh nghiệp đóng vai trò quyết định cách một tổ chức vận hành. Nó giống như các quy tắc chung được tạo ra để tạo nên sự thống nhất và chính xác cho các hoạt động quản lý trong doanh nghiệp vậy. Bằng cách tìm hiểu về chức năng quản trị doanh nghiệp, bạn có thể đưa các nguyên tắc quan trọng vào chiến lược quản lý công ty của mình.
1. Khái niệm quản trị doanh nghiệp
Quản trị doanh nghiệp là tập hợp các quy tắc, quy trình và để điều hành và kiểm soát mọi hoạt động của doanh nghiệp. Nó cũng là quá trình quản lý một tổ chức, bao gồm việc lập kế hoạch, ra quyết định và thực hiện các chiến lược để giúp tổ chức đạt được mục tiêu của mình.

Ban giám đốc hoặc ban lãnh đạo chịu trách nhiệm xây dựng khung quản trị doanh nghiệp để điều hành hoạt động kinh doanh theo đúng mục tiêu. Ví dụ như công ty cần đặt ra mục tiêu doanh thu năm nay phải đạt 100 tỷ đồng và phải có chiến lược phù hợp để đạt mục tiêu đó. Việc quản lý hiệu quả bao gồm việc thiết lập các nguyên tắc về an ninh, tính minh bạch, sự công bằng, tuân thủ, niềm tin và trách nhiệm.
2. Các chức năng của quản trị doanh nghiệp
2.1 Chức năng tổ chức công việc
Là hoạt động xác định những phòng ban và bộ phận cần thiết để đảm bảo mọi công việc được diễn ra suôn sẻ và hiệu quả. Điều này sẽ giúp tổ chức xác định rõ vai trò cũng như trách nhiệm của từng cá nhân, từ đó tổ chức công việc hợp lý và linh hoạt.
Việc giao nhiệm vụ cụ thể cho từng bộ phận không chỉ làm tăng độ minh bạch mà còn tạo điều kiện để đánh giá và theo dõi kết quả công việc một cách chặt chẽ hơn, đồng thời tạo nên môi trường làm việc có trách nhiệm cao, kích thích sự sáng tạo trong công việc hằng ngày.
2.2 Chức năng lãnh đạo
Lãnh đạo là một chức năng không thể thiếu trong việc quản trị doanh nghiệp. Người quản lý biết truyền cảm hứng và tạo động lực sẽ giúp nhân viên duy trì sự tích cực khi làm việc. Bên cạnh đó, chức năng lãnh đạo cũng bao gồm các công việc truyền đạt chiến lược và kế hoạch kinh doanh cho toàn bộ doanh nghiệp.
Việc xây dựng hệ thống chính sách và quy chế rõ ràng đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo sự hiệu quả và minh bạch của doanh nghiệp.

2.3 Chức năng điều phối
Điều phối và giám sát tiến độ thực hiện công việc của các bộ phận, đảm bảo cho mọi thứ được thực hiện một cách nhịp nhàng và đồng bộ. Đồng thời, khi có vấn đề bất ngờ xảy ra, bộ phận điều phối cũng sẽ nhanh chóng xử lý, giải quyết để tiến độ công việc không bị ảnh hưởng nhiều.
2.4 Chức năng kiểm tra, đánh giá và đưa ra quyết định điều chỉnh.
Bộ phận này có trách nhiệm đánh giá kết quả công việc của các bộ phận và đưa ra những điều chỉnh khi cần thiết. Từ đó, doanh nghiệp sẽ luôn đi đúng hướng và hạn chế được sự sai lệch.Để theo dõi và giám sát công việc thực hiện của chúng ta một cách hiệu quả, có một số thứ cần làm, như thiết lập chỉ số cụ thể rồi theo dõi kết quả. Sau khi đã có thông tin thực tế, hãy rà soát và điều chỉnh hướng đi cho phù hợp.
Comments